Ngày Tết là dịp mà mọi người trong gia đình tụ họp. Mọi người sẽ cùng quây quần bên mâm cơm ngày Tết để ôn lại những sự kiên của năm vừa qua. Các món ăn ngày Tết đã trở thành trở thành văn hóa rất đặc sắc của họ. Và chắc chắn những món ăn này đã không còn gì xa lạ với các bạn rồi. Hãy cùng Mytop.vn điểm qua top 8 món ăn ngày Tết ở miền Bắc nhé!
1- Bánh chưng
Nói đến món ăn ngày Tết miền Bắc thì không thể bỏ qua được bánh chưng. Bánh chưng có lịch sử lâu đời và vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bánh chưng không đơn thuần là một món ăn, mà là nguồn cội, là văn hóa, là sự tổng hòa của trời, đất với những tinh túy mà thiên nhiên ban tặng người Việt.
Bánh được làm từ các nguyên liệu đơn giản như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong… Gạo nếp chọn loại gạo ngon, to tròn, trắng phau, vo sạch để ráo nước, từng hạt chắc mẩy thơm ngát. Thịt lợn đầy đủ nạc, mỡ, bì cùng với đỗ xanh bỏ vỏ.
Cách làm và nấu bánh chưng đơn giản. Nhưng cũng cần phải có sự khéo léo mới có thể tạo ra những chiếc bánh đẹp và vừa vặn. Khi gói phải gói chặt tay và luộc trong khoảng 8 – 10 tiếng mới vớt ra rửa qua nước lã, dùng một tấm ván với những vật nặng ép chặt bánh cho rỏ bớt nước ngấm vào bánh để khi cắt bánh được dẻo và không bị nát.
2- Thịt đông
Thịt đông là món ăn quen thuộc ngày Tết của miền Bắc. Đây là một món ăn không thể thiếu của người miền Bắc mỗi khi trời trở lạnh. Bữa cơm với thịt đông thơm ngon, trong veo đẹp mắt cùng đĩa dưa hành, dưa cải muối chua giòn. Hình ảnh ấy rất bình dị nhưng lại ẩn trong đó không khí ấm áp, quây quần của gia đình.
Món ăn này có thể được làm từ thịt lợn, thịt gà hoặc đôi khi là cả chân giò lợn. Kết hợp với mộc nhĩ, nấm hương, gia vị các loại. Sau đó các nguyên liệu được cho vào ninh nhừ và qua một đêm đã trở thành món thịt đông vô cùng hấp dẫn. Nếu trời trở nóng bức thì sau khi để nguội có thể cho vào tủ lạnh để thịt đông rắn hơn. Một món thịt đông ăn kèm với một củ dưa hành là đúng vị nhất.
3- Dưa hành
Dưa hành là món không thể thiếu thứ 2 trong ngày Tết của miền Bắc. Người xưa đã có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ – Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh” để nói về ngày Tết truyền thống.
Dưa hành thường được sử dụng là món ăn kèm với bánh chưng hoặc các loại thịt nhiều mỡ như thịt đông, thịt kho tàu… để cho đỡ ngán, ngoài ra còn có tác dụng gia tăng hương vị và giúp cơ thể dễ tiêu hóa.
Để muối được một hũ dưa hành ngon cần phải biết cách lựa hành, cần lựa loại già, củ chắc. Khi làm hành cần cắt bỏ phần đuôi chỉ chừa lại phần củ, sau đó ngâm hành vào nước tro có pha hàn the trong khoảng thời gian hai ngày đêm rồi vớt ra, cắt bỏ rễ, lột vỏ ngoài rồi xếp hành vào hũ hoặc vại, rải muối, bỏ một lớp mía chẻ mỏng cho thơm hành và ngọt nước, rồi nèn đá, cho nước vừa ấm và đậy lại. Khoảng 3 tuần là ăn được.
4- Nem rán
Không chỉ được biết đến là món ăn ngày Tết ở miền Bắc. Nem rán cũng đã trở thành món ăn quen thuộc của các gia đình trong cuộc sống hàng ngày. Nem rán hay chả giò, chả ram là món ăn truyền thống miền Bắc, thường được dùng trong các dịp quan trọng, đặc biệt là vào dịp Tết.
Để làm nem rán thì cái đặc biết nhất cần có đó là bánh đa nem. Bánh đa nem phải chọn loại mỏng và dai để gói thì nem rán sẽ ngon hơn, vỏ vàng giòn mà không bị vỡ. Nhân nem rán có: thịt lợn nạc đã băm nhỏ, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, giá sống, trứng, hạt tiêu, muối, gia vị,… Trồn đều tất cả các nguyên liệu lại sau đó gọi lại bằng bánh đa nem. Sau đó đem rán vàng đều. Món nem rán có ngon hay không còn phụ thuộc ở nước chấm nem và nên ăn kèm rau sống để đỡ ngán.
5- Giò
Giò là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết ở miền Bắc. Đây là một món ăn vừa dân dã nhưng cũng không kém phần sang trọng. Các loại giò thương xuất hiện trong các bữa ăn như giò lụa, giò xào, giò chân,… Giò lụa được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt lợn (thịt heo) giã nhuyễn cùng các loại gia vị. Giò lựa được gói lại thành hình ống bằng lá chuối, ngày nay có thể dùng khuôn sắt làm sẵn. Sau đó buộc lạt giang, rồi mang luộc hoặc hấp để giò ngon hơn.
Giò xào hay còn gọi là giò hoa, giò thủ hay giò mỡ được làm từ các bộ phận của thủ lợn, như tai, mũi, lưỡi, má. Thịt thủ lợn có đặc điểm là phần da khi xào chín có nhiều keo dính, dễ làm giò, mỡ ăn giòn mà không quá ngấy. Điều đặc biệt của giò xào là có sụn tai, mộc nhĩ, nấm hương kết hợp với các gia vị tẩm ướp. Thưởng thức những miếng giò xào giòn sần sật ăn kèm với hành muối, dưa góp thì hết ý nhé.
6- Thịt gà luộc
Dịp Tết Nguyên Đán là dịp gia đình đoàn tụ. Ngoài ra cũng là dịp để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Dù là gia đình nào thì cũng sẽ có những mâm cơm cúng tổ tiên ngày Tết. Với một hi vọng ông bà tổ tiên phù hộ gia đình trong năm mới bình an, hạnh phúc và có một cuộc sống ấm no.
Gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng giao thừa và đầu năm mới. Gà được luộc cả con và bày lên mâm cúng. Sau khi hạ lễ thì sẽ được chặt nhỏ ra xếp vào các mâm cỗ. Gà luộc kết hợp với muối chanh ớt thì quả thật là tuyệt vời.
7- Xôi
Xôi là một món ăn rất phổ biến trong đời sống của nền văn hóa lúa nước với nguyên liệu chính là gạo, đỗ, lạc hoặc gấc… được mang đi đồ hoặc hấp chín. Để nấu được xôi ngon, dẻo thì cần phải lựa chọn được loại gạo nếp ngon. Trong dịp lễ Tết của người Việt, món xôi được ưa chuộng nhất là xôi gấc. Khi đồ xôi cùng gấc chín sẽ cho ra một màu đỏ tự nhiên rất đẹp mắt.
Theo quan niệm Á Đông màu đỏ từ xôi gấc sẽ mang lại nhiều may mắn trong năm mới. Xôi gấc rất bổ dưỡng, tốt cho người có thị lực kém. Xôi gấc cũng cung cấp các chất bổ khác cho cơ thể và rất được người miền Bắc ưa chuộng. Màu đỏ tươi của gấc tượng trưng cho sự may mắn mà đất trời mang lại cho mỗi con người trong năm mới. Do vậy món xôi gấc thường được người miền Bắc dùng thiết đãi bạn bè và người thân trong mâm cỗ ngày Tết.
8- Canh miến măng 
Canh miến măng là món ăn ngày tết luôn được người dân miền Bắc ưa chuộng. Đây là món canh rất dễ ăn, giúp cho bạn giải thoát được khỏi những món ăn dầu mỡ. Ngày tết thường có gà luộc. Vì vậy người ta dùng luôn nước luộc gà rồi thêm măng, miến và mộc nhĩ, hành lá vào tạo thành một món canh. Canh miến măng mang vị ngọt thanh thanh của nước luộc gà.
Dương Huế – Mytop.vn
Bình luận