Nhiệt miệng là một căn bệnh phổ biến gặp có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó gây ra những vết loét hoặc vết rộp màu trắng, vàng hoặc đỏ trên niêm mạc miệng. Tuy tổn thương thường không lớn nhưng lại gây ra đau đớn và bất tiện cho người bệnh. Mytop.vn sẽ giới thiệu đến các bạn cách chữa nhiệt miệng bằng các phương pháp dân gian trong bài viết dưới đây.
1. Bột sắn dây
Sắn dây trong Y học cổ truyền còn được gọi là cát căn. Vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Từ đó ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở loét, nhiệt miệng…
Tuy nhiên, chữa nhiệt miệng tại nhà bằng bột sắn dây theo phương pháp dân gian. Nên có thể không thích hợp với một số người. Một số đối tượng nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ.
2. Mật ong
Mật ong từ lâu đã được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích phục hồi tổn thương. Vì vậy, chữa nhiệt miệng bằng mật ong là một phương pháp hữu ích mà bạn nên sử dụng.
Lưu ý: Không dùng mật ong pha với nước để uống trong thời gian nhiệt miệng. Mật ong có tính nóng nên dùng đường uống thì có thể cho tác dụng ngược lại.
3. Nước khế chua
Theo Y học Cổ truyền, khế chua được biết đến có tính bình, vị chua và ngọt. Công dụng của nó là lợi tiểu, kháng viêm, long đờm.
Theo Y học hiện đại, khế chua chứa acid oxalic; các vitamin C, B1, B2, A. Và các khoáng chất như Calci, Na, Fe, K. Nên có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm. Lưu ý: sử dụng nước khế chua vào những lúc không phải nói nhiều. Sau khi đã ăn hoặc trước khi đi ngủ.
4. Lá húng quế – húng chó
Theo Y học Cổ truyền, lá húng quế là loại thảo dược có tính ấm. Nhưng lại có thể làm mát máu trong cơ thể. Ngoài ra, lá cây chứa tinh dầu có tác dụng giảm đau hiệu quả. Nên giúp chữa trị nhiệt miệng hiệu quả.
5. Cây cỏ mực
Cỏ mực hay cỏ nhọ nồi được biết từ lâu với tác dụng cầm máu, sát khuẩn rất tốt. Do vậy, thảo dược khá hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng. Các mẹo trị nhiệt miệng từ nguyên liệu thiên nhiên khá được tin tưởng về mặt an toàn lâu nay.
6. Cách chữa nhiệt miệng bằng nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn cao mà lại an toàn, lành tính. Súc miệng nước muối hàng ngày có thể làm giảm đau rát tại vị trí loét miệng và làm khô nhanh nhiệt miệng.
Bạn nên súc miệng để nước muối trôi sâu vào cổ họng, không được nuốt. Thực hiện 2 – 3 lần trong ngày để thấy hiệu quả tuyệt đối.
7. Sử dụng sữa chua
Theo nghiên cứu, sữa chua có tác dụng lợi khuẩn do có men vi sinh sống như lactobacillus. Đôi khi tình trạng nhiệt miệng xảy ra là do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột gây ra.
Nếu bạn đẩy lùi được vi khuẩn này thì nhiệt miệng sẽ không còn nữa. Vậy nên sữa chua sẽ tốt cho việc tiêu diệt vi khuẩn HP.
8. Sử dụng bã chè khô
Chất tanin có trong chè có tác dụng chữa nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả. Mỗi lần uống trà, bạn nên giữ lại túi lọc chè, đắp trực tiếp lên vết loét. Cách này giúp làm giảm đau, sưng tấy và chống viêm hiệu quả.
9. Bổ sung các vitamin
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đẩy lùi vi khuẩn, bạn nên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin:
– Vitamin B: thường có trong các thực phẩm như trứng cá, sữa gạo, sữa đậu nành…vào thực đơn hàng ngày.
– Axit folic: các loại rau xanh đậm như rau chân vịt, măng tây, cải xanh…
– Chứa sắt: Sắt có tác dụng chữa nhiệt miệng mà còn tăng độ cứng rắn cho xương và cơ. Thực phẩm giàu sắt bao gồm: hàu, gan gà, ngũ cốc, trứng…
– Nước dừa: giúp làm dịu viêm và nhiễm trùng loét của vết nhiệt.
10. Rau đắng
Bạn có thể áp dụng 2 cách theo hướng dẫn dưới đây:
• Cách 1: Rau đắng đem giã nhỏ và chắt lấy nước cốt. Người lớn thì ngậm nước rau đắng khoảng 2 – 3 phút rồi nhổ bỏ; còn trẻ em thì nhúng tăm bông vào nước cốt, rồi chấm vào chỗ bị lở.
• Cách 2: Phơi khô rau đắng, đem sắc lấy nước để uống thay trà.
Mai Huế
Bình luận